
Những người sống sót sau cuộc thảm sát Holocaust tham gia buổi lễ kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng trại Auschwitz-Birkenau ở Oswiecim (Ba Lan). Ảnh: Getty Images/The Guardian.
Ngày 27/1, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã dự buổi lễ kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng Auschwitz, trại tập trung của Đức Quốc xã ở Ba Lan, một biểu tượng của cuộc diệt chủng người Do Thái trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Từ sáng 27/1 (giờ địa phương), Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng các cựu tù nhân đã đặt hoa tại Bức tường Tử thần của trại tập trung Auschwitz.
Trong buổi lễ bắt đầu lúc 15h theo giờ GMT, tức 22h theo giờ Việt Nam, hàng chục lãnh đạo thế giới bao gồm Vua Charles III của Anh, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Thủ tướng Olaf Schol cùng khoảng 50 nạn nhân sống sót ở trại Auschwitz tham dự lễ tưởng niệm diễn ra bên ngoài cổng trại tập trung.
Buổi lễ năm nay diễn ra với các bài phát biểu của các nạn nhân thay vì diễn văn của các nhà lãnh đạo.
Trong bối cảnh lịch sử ngày một lùi xa, những người sống sót trên khắp thế giới đã bày tỏ mong muốn rằng ký ức về những gì đã xảy ra sẽ được lưu giữ khi không còn nhân chứng sống nào nữa.
Các nạn nhân của nạn diệt chủng cũng cảnh báo về sự gia tăng của lòng căm thù và chủ nghĩa bài Do Thái trên khắp thế giới và nỗi lo sợ lịch sử sẽ lặp lại.
Ban Tổ chức sự kiện cho biết đây có thể là lễ kỷ niệm lớn cuối cùng với một nhóm người sống sót lớn như vậy.
Ra đời năm 1940, Auschwitz là trại tập trung lớn nhất, biểu tượng cho cuộc diệt chủng của Đức Quốc xã đối với 6 triệu người Do Thái ở châu Âu, khi khoảng 1 triệu người Do Thái đã bị sát hại tại địa điểm này trong vòng 5 năm, từ 1940-1945, cùng với hơn 100.000 người không phải là người Do Thái.
Vào ngày 27/1/1945, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng "trại tử thần" khét tiếng này và tìm được khoảng 7.000 người sống sót.
Ngày này về sau được lấy làm Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa diệt chủng của phátxít Đức (Holocaust).
Trong một phát biểu nhân sự kiện, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi những người lính Hồng quân Liên Xô đã chấm dứt "tội ác toàn diện" của trại Auschwitz.
Theo Điện Kremlin, nhà lãnh đạo Nga khẳng định sự vĩ đại của chiến thắng này sẽ mãi mãi được ghi vào lịch sử thế giới và là động lực để nước Nga nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa bài Do Thái, bài Nga hay các hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc khác.
Phát biểu từ Rome, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã lên án "tai họa" của chủ nghĩa bài Do Thái và khẳng định ưu tiên của chính phủ bà là giải quyết chủ nghĩa này dưới mọi hình thức mới xuất hiện.
Trong một bài đăng trước đó trên mạng xã hội, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh châu Âu có nghĩa vụ tôn vinh ký ức về các nạn nhân của cuộc diệt chủng Holocaust và ghi nhớ những tội ác không thể diễn tả được của Đức Quốc xã.
Nhân sự kiện này, Cơ quan Lưu trữ quốc gia Israel thông báo sẽ cấp quyền truy cập trực tuyến cho công chúng đối với hàng trăm nghìn tài liệu từ phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã Adolf Eichmann, một trong những “tác giả” chính của cuộc diệt chủng Holocaust.
Tuyên bố cho biết khoảng 380.000 trang tài liệu gồm lời khai, bằng chứng, Ez jili ảnh và danh sách đã được tải lên nền tảng trực tuyến.
Eichmann bị kết tội chủ mưu thực hiện "giải pháp cuối cùng, bay888" kế hoạch tiêu diệt người Do Thái của Đức Quốc xã,phim sex thần thoại và bị xử tử bằng hình thức treo cổ vào năm 1962.
Cùng ngày, Thư viện Holocaust Wiener có trụ sở tại London (Anh) cũng ra mắt cổng thông tin trực tuyến mới với hơn 150.000 tài liệu như ảnh, biên bản và lời khai, nêu chi tiết về cuộc diệt chủng 6 triệu người Do Thái ở châu Âu của Đức Quốc xã.
Lãnh đạo thư viện cho biết nhu cầu bảo vệ sự thật đã trở nên cấp thiết hơn do sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái và các hình thức thông tin sai lệch và thù hận khác.
Theo TTXVN
Emmanuel Macron
Emmanuel Jean-Michel Frédéric Macron tổng thống nước Pháp từ năm 2017 với 66,1% phiếu bầu ở vòng hai. Ở tuổi 39, ông trở thành tổng thống Pháp trẻ nhất trong lịch sử. Trước đây ông từng là Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Kỹ thuật số từ năm 2014 đến năm 2016.
Ngày sinh: 21/12/1977Nơi sinh: Amiens, PhápVợ: Brigitte TrogneuxIsrael


Hàn Quốc chia buồn với Mỹ về vụ máy bay chở khách va chạm trực thăng
0
Sau cú va chạm giữa trực thăng BlackHawk của Quân đội Mỹ và một máy bay chở khách của hãng hàng không American Airlines, cả 2 máy bay đã lao xuống sông Potomac.
Câu hỏi lớn trong vụ rơi máy bay chở khách ở Mỹ
0
Các chuyên gia trên thế giới đang cố gắng tìm hiểu lý do thảm kịch va chạm máy bay đêm 29/1 lại có thể xảy ra ở hệ thống không phận tinh vi của Washington DC (Mỹ).
du doan xsmb rbk
Băng ghi âm khoảnh khắc máy bay va chạm trực thăng quân đội Mỹ
0
Kiểm soát viên không lưu được cho là đã liên hệ và cảnh báo trực thăng của quân đội Mỹ trước khi xảy ra va chạm với máy bay chở khách hôm 29/1 (giờ địa phương).
Bạn có thể quan tâm XEM NHIỀUXem thêm
Nổi bật 48 giờTạp chí điện tử Tri thức Cơ quan chủ quản: Hội Xuất bản Việt Nam Giấy phép báo chí: số 75/GP-BTTTT và số 442/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/02/2020 và ngày 29/11/2023 Phó tổng biên tập phụ trách: Lâm Quang Hiếu © Toàn bộ bản quyền thuộc Tri thức
Tòa soạn: Tầng 10, D29 Phạm Văn Bạch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0931.222.666
Giới thiệuLiên hệ: [email protected]
Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu về Chính sách Cookie tại đây
Từ chối Đồng ý