Sơ chế dừa tươi xuất khẩu ở Công ty TNHH Trái cây Mekong, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ảnh minh họa: Công Trí/TTXVN
Đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu rau quả là sự tăng trưởng mạnh ở thị trường Trung Quốc đã giúp cho xuất khẩu rau quả Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 7 tỷ USD. Lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này cũng vượt mốc 4 tỷ USD, vượt xa kỷ lục xuất khẩu đạt được trong cả năm 2023 là 3,6 tỷ USD.
Theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, để có được kết quả trên, ngoài đóng góp của các sản phẩm mới mở thị trường còn là sự khẳng định trái cây Việt Nam đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường nhập khẩu; sự nhận thức của đơn vị sản xuất, xuất khẩu trong việc tuân thủ các quy định khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Chia sẻ về quá trình đàm phán, mở cửa thị trường, đặc biệt là sầu riêng đông lạnh nói riêng và các nông sản khác sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Quang Hiếu cho biết, Cục Bảo vệ thực vật đã thống nhất được những điều khoản thoả thuận vừa phù hợp với những quy định của nước bạn, nhưng cũng phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của Việt Nam, mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân… cả về chi phí đầu vào lẫn thủ tục hành chính.
Thành quả xuất khẩu trái cây còn là kết quả của quá trình nỗ lực hướng dẫn nông dân áp dụng thành công quy trình kỹ thuật rải vụ. Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, hiệu quả kinh tế của rải vụ 5 loại cây ăn quả gồm: thanh long, xoài, Giới Thiệu Về 789bets - Cổng Game Đặt Cược Uy Tín Và Chất Lượng chôm chôm, XBet88 - Cổng game trực tuyến uy tín hàng đầu tại Việt Nam sầu riêng, Gold88 Club Game Bài Macau – Trải Nghiệm Chơi Game Đỉnh Cao nhãn đã cho tăng hiệu quả 1,5 - 2 lần so với sản xuất chính vụ. Nhờ đó, Việt Nam có trái cây xuất khẩu quanh năm, điển hình như sầu riêng.
Thành công của mở cửa thị trường cũng như ngành công nghiệp chế biến đang khiến ngành hàng dừa đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội dừa Việt Nam chia sẻ, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất, nhà máy tại Bến Tre (thủ phủ dừa cả nước) nhưng lượng cung của tỉnh không đủ. Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoặc hoạt động cầm chừng, với công suất chỉ đạt 10-15%. Trong 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới đã hiểu được xu thế và đầu tư nhiều vào máy móc hiện đại. Tại Việt Nam,bwin88 Cược công nghệ chế biến dừa tương đương với quốc tế.
Hiện nay, dừa Việt Nam đang trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị cao. Các sản phẩm chế biến từ dừa đang có tiềm năng lớn để gia tăng giá trị cây dừa, tăng thu nhập cho người dân. Năm 2024, giá trị kim ngạch xuất khẩu dừa đạt 900 triệu USD. Đây là một kỷ lục.
Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Thanh Thủy cũng cho biết, bên cạnh xuất khẩu dừa tươi, công nghiệp chế biến dừa hiện đã rất phát triển, hiện chiếm tới hơn 70% giá trị xuất khẩu. Cây dừa gần như không bỏ đi thứ gì, đây cũng là tiền đề quan trọng trong nhiệm vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp đa giá trị.
Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Vina T&T Group cho biết, nhờ sự kiện lễ hội trái cây Việt Nam tại Trung Quốc, doanh nghiệp nhận thấy được tiềm năng ở thị trường phía Bắc Trung Quốc. Doanh nghiệp đặt trọng tâm thời gian tới là đẩy mạnh hàng hóa đến khu vực này, nơi mà người tiêu dùng cũng rất mong muốn các sản phẩm trái cây Việt Nam. Tuy nhiên, để sản phẩm đến được khu vực này đòi hỏi phải có công nghệ bảo quản tốt, đảm bảo được độ tươi và thời gian.
“Rất vui mừng khi vừa qua Việt Nam đã ký được nghị định thư về sầu riêng đông lạnh và dừa tươi. Đây là hai sản phẩm có thể đưa được lên phía Bắc Trung Quốc, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận sản phẩm Việt Nam dễ dàng hơn”, ông Nguyễn Đình Tùng chia sẻ.
Ông Nguyễn Đình Tùng cũng kỳ vọng, với sản phẩm hàng hóa Việt Nam có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, truy xuất được nguồn gốc thì người tiêu dùng Trung Quốc có thể yên tâm sử dụng sản phẩm của Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam chia sẻ, để vào sâu nội địa hay vùng xa của Trung Quốc, sản phẩm đòi hỏi phải đáp ứng được thời gian dài khi vận chuyển, chi phí cao, tỷ lệ hư hỏng cũng cao hơn. Việt Nam cần tổ chức lại sản xuất trái cây đảm bảo sản xuất lớn, tập trung và tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng được các quy định của thị trường. Mã số vùng trồng, mã số đóng gói, đối tượng kiểm dịch… không phải là vấn đề mới, nhưng để tiến sau vào thị trường Trung Quốc thì doanh nghiệp Việt cần làm tốt hơn nữa.
Bên cạnh đó là sự đầu tư về công nghệ xử lý sau thu hoạch và công nghệ bảo quản trong quá trình vận chuyển, lưu kho, phân phối. Các phương thức vận chuyển hợp lý để trái cây Việt Nam đến các vùng xa nhanh nhất có thể. Trái cây Việt Nam cũng vẫn cần đa dạng sản phẩm, không chỉ trái cây tươi mà cả sản phẩm chế biến và nhiều chủng loại để người tiêu dùng có thêm cơ hội lựa, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.